Scholar Hub/Chủ đề/#tiểu thuyết việt nam đương đại/
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại là tên gọi dùng để chỉ những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Việt và được sáng tác trong thời kỳ từ cuối thế kỷ 20 đến hiện tại....
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại là tên gọi dùng để chỉ những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Việt và được sáng tác trong thời kỳ từ cuối thế kỷ 20 đến hiện tại. Đây là thể loại tiểu thuyết đặc trưng cho những vấn đề, tình huống và cá nhân hóa theo đời sống hiện đại, xoay quanh xã hội Việt Nam trong thế giới phức tạp và đa dạng ngày nay. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại thường khắc họa và thể hiện những trạng thái tâm lý, tình cảm của nhân vật và mô tả cách mà họ đối diện và vượt qua những thách thức, khó khăn trong cuộc sống.
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại không chỉ giới hạn trong một thể loại văn học cụ thể mà bao gồm nhiều dòng văn học khác nhau như tiểu thuyết hiện thực, tiểu thuyết cảm tử, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết hài hước, tiểu thuyết kinh dị, và nhiều thể loại khác. Các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam đương đại thường phản ánh sự Thái Bình Dương hóa trong xã hội Việt Nam, đồng thời lồng ghép thành công các yếu tố văn hóa truyền thống.
Trong tiểu thuyết hiện thực, các tác giả thường tập trung sử dụng ngôn từ trực tiếp và mô tả chi tiết như xã hội, tình yêu, cuộc sống hàng ngày, gia đình, và những vấn đề xã hội phức tạp. Những tác phẩm nổi tiếng như "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" của Tô Hoài, "Nỗi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh, "Đoạt Nồi Lương" của Nguyễn Quang Sáng là những ví dụ điển hình.
Tiểu thuyết cảm tử cũng là một dòng văn học quan trọng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Các tác giả khắc họa cảm xúc của con người trong cuộc sống, tình yêu, đau khổ, sự tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Các tác phẩm như "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" của Tô Hoài, "Dòng Sông Khốn Khổ" của Nguyễn Huy Tưởng, "Cho Tôi Một Ve Ve Đi Về Tuổi Thơ" của Vũ Trọng Phụng đều là những ví dụ điển hình.
Các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam đương đại thường khám phá và thể hiện các vấn đề trong xã hội Việt Nam như chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, tình hình kinh tế, giao lưu văn hóa, và các vấn đề xã hội khác. Từ những tác phẩm này, người đọc có thể thấy được những khía cạnh đa dạng của cuộc sống và tầm nhìn sâu rộng của các tác giả trong việc tạo ra những tác phẩm văn học ảnh hưởng và gây tiếng vang trong văn học Việt Nam đương đại.
Sự lật đổ quan niệm “nhân loại trung tâm” trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nhiều tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã bộc lộ cảm quan sinh thái , cho thấy tư tưởng tiến bộ của nhiều tác giả trước thực trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, nguy cơ sinh loài tuyệt diệt, con người bức bí, xa lạ giữa đô thị hóa ồ ạt… Khai mở những vỉa ngầm văn bản, một số tiểu thuyết đã tiến hành lật đổ quan niệm “nhân loại trung tâm” và đưa đến một quan niệm mới về tự nhiên, xóa bỏ sự phân chia chủ/khách trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên vốn tồn tại trước đó. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif";}
#Nhân loại trung tâm #phê bình sinh thái #tiểu thuyết Việt Nam đương đại #tự nhiên
NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CÁC NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN GIỚINhân vật văn học là phương diện thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam, các nhà văn nữ đã khắc họa một thế giới nhân vật như là một mã nghệ thuật để khẳng định nữ quyền. Ở đó, người phụ nữ trở thành đối tượng thẩm mĩ trung tâm. Dấu ấn nữ quyền trong tiểu thuyết nữ thể hiện ở việc gìn giữ và khẳng định được cá biệt nữ, sự sáng tạo khác biệt trong tương quan với “nam quyền”. Từ góc nhìn giới, với sự hóa thân, các nhà văn nữ thấu cảm bi kịch phụ nữ, chối bỏ định kiến giới - nguyên nhân của bất bình đẳng giới, đồng thời khẳng định thiên tính nữ và khẳng định bình quyền.
#female characters; gender; penile culture; female divinity.
Về kiểu “ẩn danh” nhân vật - Tiếp cận qua một số tiểu thuyết Việt Nam đương đạiTóm tắt: Bài viết tập trung bàn về cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, trong đó nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của bút pháp hiện đại ở thể loại tiểu thuyết đến việc tạo hình chân dung nhân vật. Từ việc xóa bỏ “đường viền nhân vật” về ngoại hình đến sự nhòe mờ ranh giới về mặt tâm lý, đã cho thấy một lối tư duy về nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này khác với truyền thống, thể hiện những nỗ lực không ngừng của nhà văn trong việc tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật.Từ khóa: Văn học hiện đại, tiểu thuyết, nhân vật.
Lí thuyết mặt nạ carnival - Một lối dẫn vào tiểu thuyết Việt Nam đương đại Có nhiều cách đọc tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Có thể đọc theo lối phê bình phân tâm học, thi pháp học, kí hiệu học, cấu trúc luận… Đó là tiếp nhận dưới lí thuyết tự sự học theo khuynh hướng hiện đại và hậu hiện đại. Từ hiện tượng văn hóa carnival, người đọc có thể khám phá tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong sự va chạm với mã văn hóa carnival. Đây là lối dẫn vào những không gian của giấc mơ, mặt nạ giả trang, thế giới trào tiếu từ lí thuyết liên văn bản. Y Ban, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Phạm Thị Hoài, Đoàn Minh Phượng, Linda Lê… có thể xem là những nhà văn của tiểu thuyết carnival hóa. Đọc tiểu thuyết đương đại như đối thoại với mặt nạ carnival là lối đọc hóa thân.
#mặt nạ #văn học carnival hóa #tiểu thuyết Việt Nam đương đại #mã văn hóa #hậu hiện đại
THỜI GIAN HUYỀN THOẠI TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠIVới các nhà văn đương đại thì việc đưa thời gian huyền thoại vào trong tác phẩm là một thể nghiệm mới mẻ và mang tính đột phá. Đây là một kiểu thời gian đặc biệt. Nó mang đậm sắc màu tâm linh, là thời gian không thuần nhất, nhiều chiều kích. Thời gian ấy cũng gắn liền với nghi lễ và sinh hoạt tập thể của cộng đồng. Một tác phẩm văn học có sử dụng yếu tố huyền thoại, nếu tái hiện thời gian huyền thoại sẽ khiến con người trở nên gần gũi hơn với thời gian sống của thần thánh, của cõi thiêng. Bài viết này đi vào khảo sát thời gian huyền thoại trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua hai kiểu thời gian: thời gian đồng hiện và thời gian huyễn ảo.
#time; mythical; contemporary Vietnamese fiction; temporal; illusory.
DỊCH THUẬT TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC THỜI KÌ MỚI TẠI VIỆT NAM NHÌN TỪ BỐI CẢNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Bài viết xem xét tình hình dịch thuật, xuất bản và giới thiệu tiểu thuyết Trung Quốc Thời kì mới tại Việt Nam từ bối cảnh Việt Nam đương đại. Dịch thuật tiểu thuyết Trung Quốc Thời kì mới được nhìn như một mảnh ghép trong bức tranh văn học dịch ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng của xu hướng chú trọng văn học dịch và xu hướng ngoại biên hóa của văn học, và được lí giải trong mối quan hệ với vấn đề hình ảnh Trung Quốc mới trong con mắt người Việt Nam.
#fiction #New Era #China #translation #Vietnamese #contemporary
VẤN ĐỀ ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠIĐối thoại là thuộc tính tất yếu của liên văn bản và là vấn đề hướng đến của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Qua tìm hiểu tác phẩm của một số tác giả tiêu biểu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại (Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Lưu Sơn Minh, Nguyễn Hữu Nam,...) chúng tôi nhận thấy dù lựa chọn khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử nào, mỗi nhà văn đều có những cách thức khác nhau để tạo ra một sức sống mới cho lịch sử, tìm thấy tính vấn đề của lịch sử và đặt lịch sử luôn cùng song hành và sống với hiện tại. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại viết về đề tài nào cũng mang trong mình hai lần đối thoại: đối thoại với cuộc sống đương đại và đối thoại với chính lịch sử. Tính đối thoại mở đường cho liên văn bản và tạo ra những cách tân quan trọng trong mối quan hệ giữa lịch sử và văn chương. Quá trình kết nối liên văn bản qua đối thoại trong tiểu thuyết lịch sử đồng thời khẳng định vai trò đồng sáng tạo của người đọc trong khả năng giải mã các tiền văn bản được dệt vào trong văn bản.
#Tiểu thuyết Việt Nam đương đại #Tiểu thuyết lịch sử #đối thoại #liên văn bản
Vài nét đổi mới ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số trường hợp tiêu biểu) Bài viết chú ý đến hai xu hướng đổi mới ngôn ngữ nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đó là sự đa dạng hóa ngôn ngữ bằng việc kết hợp ngôn từ Việt với ngôn từ ngoại lai, cập nhật ngôn ngữ đời thường và kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ khác trong sự song hành cùng xu hướng thơ hóa ngôn ngữ văn xuôi. Đây là những cách tân góp phần đem đến khả năng và triển vọng biểu đạt mới cho thể loại. 16.00 Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman",serif;}
#đương đại #ngôn ngữ #thơ hóa #tiểu thuyết Việt Nam
NGÔN NGỮ ĐA SẮC THÁI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠITÓM TẮTSự phát triển siêu tốc của xã hội ngày nay đã và đang có những tác động làm thay đổi ngôn ngữ văn chương, trong đó có ngôn ngữ tiểu thuyết. Vượt ngoài những ràng buộc cố định rằng văn học là nghệ thuật ngôn từ nên ngôn ngữ văn học phải đạt đến độ mĩ miều, bóng bảy, ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam hiện nay có những dấu hiệu cách tân theo chiều hướng hiện đại, đa tạp và biến hóa, xích lại gần hơn ngôn ngữ đời thường. Bài viết chú ý đến một số dấu hiệu cách tân làm nên đặc tính nổi trội của ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đó là ngôn ngữ đa sắc thái với việc kết hợp ngôn từ Việt với ngôn từ ngoại lai, cập nhật ngôn ngữ đời thường và kết hợp nhiều kênh ngôn ngữ khác. Những cách tân này góp phần đem đến khả năng và triển vọng biểu đạt mới cho thể loại.
KHUYNH HƯỚNG HIỆN THỰC HUYỀN ẢO VỚI VIỆC XỬ LÍ ĐỀ TÀI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Bài viết hướng tới tìm hiểu những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua việc xử lí đề tài theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ra đời đã chi phối mạnh mẽ đến việc đổi mới quan niệm đề tài trong tiểu thuyết đương đại, trong đó đáng chú ý là các đề tài chiến tranh, nông thôn và đô thị. Các đề tài này đã có trong tiểu thuyết truyền thống, vì vậy, để thấy được sự đổi mới trong việc xử lí chúng theo một khuynh hướng mới, bài viết đã sử dụng các phương pháp như so sánh, thống kê…
#đề tài #hiện thực huyền ảo #tiểu thuyết Việt Nam đương đại